2020-02-01
  • Sống trong thời đại trực quan, học cũng phải trực quan
  • Bây giờ VISANG Số 01 năm 2020
    Phương pháp học visual (trực quan) trong thời đại visual

    Sống trong thời đại trực quan, học cũng phải trực quan

    Suy nghĩ trực quan,
    Chia sẻ trực quan,

    Thời đại trực quan
    Học kiểu trực quan

    Thời thế đã thay đổi. Trẻ em cũng thay đổi.
    Vì vậy, phương pháp học cũng phải khác. Học với phương pháp trực quan.

    Cha mẹ được gọi là "Thế hệ X"
    ngày nay, trẻ em được gọi là "Thế hệ visual".


    Cha mẹ thường tra "Từ điển bách khoa" khi tò mò về điều gì,
    ngày nay, trẻ em tìm hiểu qua "Youtube".


    Cha mẹ thể hiện cá tính của họ bằng "cơ thể",
    ngày nay, trẻ em thể hiện qua "Instagram và TikTok".

    Thế hệ cha mẹ khi còn nhỏ, muốn chơi thì đến "sân chơi",
    ngày nay, khi muốn chơi, trẻ bật “kênh giải trí trên Youtuber”.

    Cha mẹ bày tỏ cảm xúc của mình qua những "bài viết"
    ngày nay, trẻ em lại sử dụng "biểu tượng cảm xúc" để thể hiện cảm xúc của mình.

    Cách suy nghĩ trở nên trực quan 
    Cách thể hiện cũng thay đổi theo hướng trực quan.

    Như vậy chẳng phải phương pháp học cũng nên thay đổi để có thể trực quan hơn sao?

    Thật ra trẻ em vốn đã đi trước, 
    chúng biết "visual thinking", biết vẽ bản đồ học tập
    để đổi mới phương pháp học tập phù hợp hơn với thời đại mới.

    |
    TAP 1. Biến nội dung học tập trở nên sinh động
    Visual Thinking, [Suy nghĩ] trực quan

    #WiseCamp #VisualThinking #ThếhệVisual #Tựtin #BubbleMap #MultiflowMap #FingerMap #DoubleBubbleMap #CircleMap #HoneyBeeMap


    "Visual Thinking" giúp thêm yếu tố trực quan vào phương pháp học tập,
    giúp trẻ nắm được khái niệm một cách dễ dàng thông qua hình ảnh,
    qua đó củng cố khung sườn nội dung học tập chắc chắn hơn.

    Từ phương pháp học thông qua nhìn, nghe và đọc
    việc hiểu khái niệm trở nên sinh động hơn
    thông qua “quá trình vẽ, suy nghĩ và nói”.
    Thay vì chỉ thuộc lòng một phần kiến thức,
    trẻ sẽ có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về việc học của mình
    thông qua "cấu trúc cây khái niệm".



    Khi đó việc học có nghĩa là tìm ra đâu là thân cây to
    và khám phá cây đó về tổng thể trông như thế nào.
    Nghĩa là, việc học trở nên hệ thống, chứ không phải chỉ chắp vá kiến thức.

    Bởi vì nếu trẻ không học cách nắm bắt toàn bộ cấu trúc cây một cách có ý thức
    trẻ có thể hình thành thói quen học sai là chỉ ghi nhớ từng phần một cách vô thức,
    dẫn đến cản trở sự phát triển trí tuệ.

    Cuối cùng,"Visual Thinking", bổ sung yếu tố trực quan vào phương pháp học tập,
    là phương pháp học tập hiệu quả cho phép trẻ trực quan hoá suy nghĩ của mình
    qua đó phát triển năng lực học tập cũng như sức mạnh tư duy.

    |
    TAP 2. Học hoàn toàn thông qua diễn đạt và chia sẻ
    Visual Thinking, [Chia sẻ] trực quan



    Thể hiện và chia sẻ là sự hoàn thiện của phương pháp học tư duy trực quan.

    Thông qua quá trình tự thể hiện và chia sẻ
    những điều đã học từ trước đến nay một cách trực quan,
    trẻ có thể xác định được những điều mình biết và chưa biết
    trong số những điều mình đã học,
    biết cách tự kiểm tra và chọn lọc suy nghĩ của mình, 
    hình thành thói quen học tập tự giác. 

    #WiseCamp #Khảnăngthểhiện #Ghichúxươngchó #Thếgiớixươngchó #Tựtinkhácbiệt #Vẽxươngchó #Vẽsuynghĩ #Thửtháchxươngchó

    Chia sẻ tư duy trực quan không tự nó xảy ra.
    Để “lấy ra (thể hiện)” những suy nghĩ của mình một cách trực quan,
    trước tiên trẻ cần biết cách kiểm tra và sắp xếp
    các suy nghĩ của mình từ góc độ khách quan.
    Điều này là do trong khi chia sẻ trực quan suy nghĩ của mình với người khác,
    trẻ sẽ có thể phát triển suy nghĩ của chính mình
    bằng cách đối chiếu chặt chẽ suy nghĩ của mình với suy nghĩ của người khác.

    Vì vậy, có thể nói tư duy trực quan là "cùng phát triển".
    Đó là "sức mạnh tổng hợp trong học tập" giúp mở rộng và đào sâu suy nghĩ của trẻ,

    Suy nghĩ và học tập bằng tư duy trực quan,
    Vì vậy kết quả hoàn thành cũng bằng tư duy trực quan.


Trở lại danh sách