2020-11-03
  • VISANG Education tổ chức hội thảo trực tuyến “Tập huấn chuyên gia xuất bản của các quốc gia châu Á” với sự tham gia của 4 nước Đông Nam Á
  • ■ VISANG Education, đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao du lịch Hàn Quốc và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới” tổ chức hội thảo trực tuyến video về “Tập huấn chuyên gia xuất bản của các quốc gia châu Á” vào ngày 28 tháng 10 với sự tham gia của các Nhà xuất bản bốn nước Đông Nam Á.
    ■ VISANG Education tiếp tục tổ chức hội thảo trực tuyến với sự tham gia của các nhà xuất bản đến từ 4 quốc gia Malaysia, Myanmar, Indonesia và Philippines - những người đã tham gia chương trình tập huấn vào tháng 9 năm ngoái, chia sẻ về thực trạng ngành xuất bản ở mỗi quốc gia và tìm kiếm phương án đối phó trước tác động của COVID 19 với ngành xuất bản

     

    Tiếp nối thành công chương trình “Tập huấn chuyên gia xuất bản các nước châu Á lần thứ 1”, được tổ chức lần đầu tiên tại VISANG Education vào tháng 9 năm ngoái nhằm tăng cường năng lực của nhà xuất bản và sự phát triển của ngành xuất bản, hội thảo năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến. 

    VISANG Education- Công ty văn hóa giáo dục toàn cầu (KOSPI 100220, Đại diện Yang Tae Hoe) hôm mùng 3 cho biết vào ngày 28 tháng trước, công ty đã tổ chức hội thảo trực tuyến tiếp theo “Tập huấn chuyên gia xuất bản của các quốc gia Châu Á” (Performance Coaching Program with Asian Publishers within the Publishers Circle Initiative) với sự tham gia của các nhà xuất bản bốn nước Đông Nam Á. 

    Sự kiện này do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO, Tổng thư ký Daren Tang) tổ chức, VISANG Education chủ trì và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ trưởng Park Yang Woo, sau đây gọi là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tài trợ, được lên kế hoạch như một dự án Quỹ tín thác trong lĩnh vực Bản quyền do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới xúc tiến. 

    Tại hội thảo năm nay, các nhà xuất bản tham gia chương trình tập huấn chuyên gia xuất bản các quốc gia châu Á đầu tiên vào năm trước, cùng chia sẻ về thực trạng xuất bản hiện tại, trao đổi về ảnh hưởng của COVID 19 đối với thị trường xuất bản đồng thời tìm cách ứng phó phù hợp với vấn đề này. 

    Tham gia chương trình hội thảo trực tuyến năm nay, có 6 nhà xuất bản đến từ 4 quốc gia ở Malaysia, Myanmar, Indonesia và Philippines, cùng các đại diện của VISANG Education, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và Hiệp hội Văn hóa Xuất bản Hàn Quốc. 

    Sylvie Forbin, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, phát biểu khai mạc rằng chương trình tập huấn các chuyên gia xuất bản ở 4 quốc gia châu Á có thể thực hiện được dưới sự hỗ trợ tích cực của chính phủ Hàn Quốc và bày tỏ hy vọng trong tương lai, chương trình tập huấn này sẽ vượt khỏi khu vực Châu Á, mở rộng sang những khu vực khác. Bà khẳng định Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới sẽ cố gắng giúp các Nhà xuất bản phát triển.

    Yoon Chul Ho, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Xuất bản Hàn Quốc, cho biết "VISANG Education phụ trách tổ chức chương trình tập huấn các nhà xuất bản quốc gia châu Á lần đầu tiên vào năm ngoái, tôi rất vui vì dùgặp phải khó khăn do COVID 19 nhưng chương trình năm nay vẫn được tổ chức trực tuyến”. Ông khẳng định “Giới xuất bản của Hàn Quốc đã học được rất nhiều thông qua chương trình đào tạo nhà xuất bản”. Ngoài ra ông cũng cho biết, ngoài VISANG Education Hiệp hội cũng sẽ hợp tác với 4 Nhà xuất bản khác để tổ chức sự kiện tương tự trong tương lai”.

    Hội thảo được tổ chức trong khoảng 3 tiếng, từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối: ▲ Xu hướng phát triển và thách thức của các nhà xuất bản ở 4 quốc gia Đông Nam Á sau hội thảo năm 2019, ▲ Xu hướng và triển vọng của dự án xuất bản mới nhất của VISANG Education, ▲ Phát biểu của các quốc gia theo chủ đề xu hướng của thị trường xuất bản trong nước và tác động của COVID 19. Sau đó, Phó giám đốc Cục Quản lý Bản quyền của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới Demitter Ganchev đã chủ trì thảo luận kéo dài 30 phút về các chủ đề tiếp thị trực tuyến, chống vi phạm bản quyền trực tuyến, xu hướng công nghệ mới trong giáo dục trực tuyến, và tác động tới ngành xuất bản.

    Virginia Camarinta, Phó chủ tịch Nhà xuất bản Vicarish tại Philippines, người đã tham dự khóa tập huấn chuyên gia xuất bản các nước châu Á được tổ chức tại trụ sở VISANG Education năm ngoái, cho biết, “Hãy trải nghiệm trực tiếp tại nhiều nhà xuất bản và xưởng in ở Hàn Quốc và xem các đầu sách được phát triển dựa trên công nghệ tiên tiến. Tôi đã có được những hiểu biết tuyệt vời.” Ông nói,“ Có một khoảng cách lớn giữa Philippines và Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. Trong tương lai, chúng tôi sẽ cố gắng áp dụng các gương điển hình của Hàn Quốc vào thị trường xuất bản Philippines và thực hành theo những gì chúng tôi đã học được ở Hàn Quốc”. 

    Lee Ji Woong, người đứng đầu bộ phận Chiến lược thị trường của Công ty xuất bản VISANG Education, đã trình bày về xu hướng kinh doanh xuất bản VISANG Education. Ông cho biết “Năm nay, ngành xuất bản trong nước đang gặp khó khăn lớn do đại dịch COVID19. VISANG cũng giảm doanh thu rất nhiều do COVID19 lan rộng trong năm nay nhưng do chương trình học tại nhà tăng lên, sách tham giảo hướng dẫn tự học cũng tăng mạnh” và “trường hợp của VISANG, nhờ chiếm thị phần lớn trên thị trường sách tham khảo hiện nay và có nhiều thương hiệu sách bán chạy nên đơn đặt hàng trực tuyến cũng cao. Tuy nhiên, do COVID 19 kéo dài, những bất ổn trong kinh doanh vẫn còn lớn nên chúng tôi đang tìm kiếm chiến lược để vượt qua khủng hoảng ”.

    Về kế hoạch tổ chức tập huấn trong tương lai, Dimiter Gantchev, Phó Giám đốc Cục Quản lý Bản quyền của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, cho biết, “Chúng tôi muốn tiếp tục tổ chức chương trình hướng dẫn, đào tạo, đồng thời tổ chức các phiên thảo luận riêng biệt cho các nhà xuất bản từng quốc gia, từng khu vực dưới hình thức hội thảo trực tuyến. Chúng tôi sẽ thảo luận về cách thức tổ chức sự kiện với các nước."

    VISANG Education có kế hoạch tiếp tục hợp tác với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và Hiệp hội Văn hóa Xuất bản Hàn Quốc để tăng cường trao đổi và phát triển năng lực của các nhà xuất bản châu Á.


go list